Cây đinh lăng đã được coi là một trong những thảo dược quý được dùng nhiều trong đông y và khoa học hiện đại. Cây đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.
Cây đinh lăng là gì?
Cây đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm, xẻ lá nhỏ ( tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms, thuộc họ Ngũ gia bì – Araliaceae; nhóm cây gỗ nhỏ, cao 0,8 – 1,5 mét, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 – 40 cm. Cây được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc)
Cây Đinh Lăng phân bổ, thu hái và chế biến ra sao?
Đinh lăng là một cây được rồng phổ biến làm cảnh ở nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc. Trước đây không thấy dùng làm thuốc, gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bổ mới bắt đầu được dùng. Thường đào rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.
Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanim, vitamin b1, các axit amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axit amin không thể thay thế được (Ngô Ứng Long – Viện quân y, 1985).
Cây đinh lăng: Những tác dụng tuyệt vời bạn không thể bỏ qua |
Cây đinh lăng có tác dụng dược lý của ra sao?
Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quan sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức doẻ dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:
1. Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
2. Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tcs hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì của Liên Xô. Tác dụng này có thể là do tính chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.
3. Ngô Ứng Long và Xavaev (Liên Xô Cũ) đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược.
Thực nghiệm trên người đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập.
Đơn thuốc có đinh lăng?
1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động; đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0.5g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
2. Thông tia sữa, căng vú sữa; Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoá – Y học thực hành, 7-1963)
3. Chữa vết thương; giã nát lá đinh lăng ra đắp lên.
Tác dụng của cây đinh lăng trong dân gian và hiện đại?
Hoạt huyết dưỡng não: Dưới tác dụng của Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh,suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mât ngủ, mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt.
Đinh lăng còn ức chế men MAO nên cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson. Người già bị bệnh run tay,run chân uống nước rễ đinh lăng bệnh tình cải thiện một cách rõ rệt.
Ở Ghana, cây đinh lăng lá xẻ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh hen suyễn
Trong dân gian, lá đinh lăng thường được dùng để làm thuốc lợi tiểu. Cũng vì tính năng này. Những bệnh nhân cao huyết áp khi đang lên cao có thể dùng lá đinh lăng nấu nước uống để tiểu được nhanh và huyết áp hạ.
Nghiên cứu bột rễ Đinh lăng lá nhỏ đã phát hiện thấy nó rất giống sâm. Bột này chứa 20 axit amin, trong đó có một số axit amin cơ thể người không thể tổng hợp được, vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng.
Rễ cây Đinh lăng 3 năm tuổi chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tanin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn. Khi so sánh thành phần dịch chiết của Đinh Lăng lá nhỏ và Nhân Sâm Triều Tiên, người ta thấy dịch chiết rễ Đinh Lăng lá nhỏ có 7 vết còn Nhân sâm Triều Tiên có 12 vết, trong đó có 6 vết giống nhau.Vì vậy dùng đinh lăng để bồi bổ cơ thể là rất tốt.Các chế phẩm rễ Đinh Lăng lá nhỏ được các nhà nghiên cứu Nga gọi là “Thuốc sinh thích nghi“ (Adaptogen) và đã được Liên Xô và nước ta sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos và chúng tỏ nó tốt hơn Sâm Liên Xô.
Để chữa tắc tia sữa, các bà bầu vẫn dùng lá để nấu cháo ăn, hoặc rễ cây đinh lăng sắc uống.
Cây đinh lăng cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, nên thường được dùng trong đông y để chữa bệnh dị ứng, nổi mẩn, nóng trong người
Người già chân tay đau nhức do thấp khớp hàng ngày dùng nước sắc củ đinh lăng hoặc ngâm rượu củ đinh lăng uống sẽ cải thiện bệnh chân tay đau nhức.
Để phòng bệnh co giật ở trẻ em, ta dùng lá phơi khô nhồi làm gối cho trẻ.
* Có thể nói Cây Đinh Lăng có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Là loại thuốc rẻ tiền để chữa các bệnh phổ biến trong dân gian như đã đề cập ở trên. Vì vậy nếu có điều kiện mỗi gia đình nên trồng một vài cây quanh nhà. Vừa để làm cảnh, vừa để bảo vệ nguồn gen quý hiếm. Mỗi khi cần sử dụng là có ngay. Thực tế rất nhiều người đã, đang trồng như vậy. Định kỳ vài ba năm đào gốc lên là có thể dùng cây đinh lăng đó ngâm rượu, làm thuốc, thân cảnh trồng lại rất dễ dàng cho những lần sử dụng sau.
Cách sử dụng cây đinh lăng
Là cây thuốc quý rẻ tiền dễ kiếm nhưng chỉ thực sự được dùng nhiều khoảng vài năm trở lại đây. Có những thời điểm cây đinh lăng được săn lùng, thu mua, hét giá lên rất cao. Phần lớn mọi người hay nghe những câu nói như cây 20 năm mới tốt, cây 30 năm tốt hơn nhân sâm, cây 7 năm mới tốt, cây 10 năm mới tốt vv…
Đây chỉ là những lời truyền tai nhau mà chả có một cơ sở khoa học nào. Vì vậy có những gia đình trong nhà có nhiều cây trồng cả chục năm rất to. Nhưng vẫn giữ khư khư không chịu dùng, không chịu bán. Họ nghĩ rằng để càng lâu càng có giá trị.
Ngay cả nhân sâm khoa học đã chứng minh. Củ nhân sâm đạt đỉnh điểm dưỡng chất khi 6-7 năm tuổi. Càng già củ càng bị xơ hóa và giảm chất lượng. Đinh lăng cũng vậy cây càng nhiều năm cân nặng sẽ tăng rất nhanh. Nhưng đó là tăng lượng gỗ lõi trong thân. Phần bổ dưỡng lại chỉ nằm ở phần vỏ củ. Trong đông y thường đập dập rễ, củ để lấy vỏ củ sao vàng,nghiền bột, hoặc ngâm rượu.
Là cây lớn nhanh, phát triển mạnh sau 2 năm trồng. Cây đinh lăng dược liệu thường được thu hoạch khi 4-5 năm tuổi. Và độ tuổi này đã được chứng minh thành phần trong rễ đã đạt chất lượng. Khuyến cáo được đưa ra. Tốt nhất từ 5-7 năm. Sau khoảng thời gian đó cây sẽ chỉ phát triển lõi gỗ nhiều. Điều này giải thích cho việc. Ngâm 20 kg củ của những củ trồng 5-7 năm sẽ cho rượu thơm và ngon hơn rất nhiều khi bạn ngâm một củ đại bự nặng 20 kg. Ai không tin có thể tự mua và làm thử.
Vậy sử dụng toàn bộ cây đinh lăng thế nào cho hợp lý?
Cách sử dụng lá cây đinh lăng
Lá cây đinh lăng thường được thu hoạch tỉa dần trong năm. Khi lá già,mầu sậm lại ta sẽ tỉa và dùng dần. Lá khô dùng làm gối, hoặc làm trà, sắc uống chữa bệnh. Lá là phần rẻ nhất và ít được ưa chuộng hơn so với rễ.
Cách sử dụng cành đinh lăng
Thường được các hộ thu mua, trồng cây chặt thành từng đoạn để làm giống. Khi mà cơn sốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người người nhà nhà rủ nhau trồng đinh lăng. Thì việc thân cành cây này chỉ để làm giống, chứ ít nơi băm sấy nấu nước
Cách sử dụng thân cây
Thân cây đinh lăng chính là phần to nhất của cây đinh lăng. Đây là phần nổi trên mặt đất. Vỏ mầu xanh sậm đến xám ghi. Phần này thường có kích cỡ to 3-7cm. Không thể làm hom giống do tái sinh kém hơn cành, Phần thân này các địa điểm thu mua thường cho vào máy cắt thành miếng lát. Mỗi lát dày 0,5cm sau đó cho vào sấy khô.
Miếng thân cành sấy khô này sẽ được bán cho các hiệu thuốc đông y phục vụ các bài thuốc có sử dụng vị đinh lăng. Đây chưa phải là phần tốt nhất. Nhưng giá trị của nó chỉ xếp sau rễ củ đinh lăng.
Sử dụng rễ củ đinh lăng
Đây là phần bổ nhất của cả cây đinh lăng, các rễ này là nơi tập trung Saponin nhiều nhất. Màu rễ vàng trắng, khi phơi đi rất ngót. Do phần lõi gỗ trong rễ nhỏ. Giá của rễ đinh lăng thường cao. Sử dụng rễ để ngâm rượu hoặc sắc thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh xương, khớp…
Cây Đinh Lăng Ngâm Rượu như thế nào?
Thông thường để ngâm rượu đinh lăng. Chúng ta dùng củ để ngâm rượu cho bổ, đẹp mắt, chứ không ai dùng cả cây đinh lăng để ngâm rượu vì thân và lá đinh lăng hơi chát, khi ngâm cả thân và lá sẽ ra màu đục xỉn, vị chát khó uống.
Ngâm cả củ:
Tùy vào mục đích sử dụng,điều kiện kinh tế của người dùng mà chọn các dòng củ có giá khác nhau. Quý vị có thể vào mục giá củ đinh lăng để xem thêm về giá bán củ đinh lăng các loại.
Một số nơi thuê thợ điêu khắc, đục đẽo con Rồng, Phượng, Gà, các ông Phúc, Lộc,Thọ với mục đích trưng bày. Nhìn các bình rượu này khá đẹp nhưng uống thì rất dở bởi nó không tuân theo tỉ lệ rượu/vật ngâm. Sau hai năm rộ lên phong trào sưu tầm rượu điêu khắc. Đến thời điểm 2017 trào lưu Đinh Lăng Điêu Khắc đang thoái trào lỗi mốt.
Ngâm rễ cây đinh lăng:
Với mục đích ngâm rượu bồi bổ sức khỏe, ngâm để tiếp đãi bạn bè. Có nhiều người khi ngâm rượu bằng rễ cây đinh lăng đã nói. Rượu chivas uống thua xa rượu rễ đinh lăng. Có những đại gia ngâm mấy chum 100 lít chỉ để tiếp đãi bạn bè hoặc biếu tặng đối tác dịp tết. Đối với họ tiền không thiếu nhưng nếu cho rượu tây nhiều người thành đạt lại lắc đầu quầy quậy.
Vậy quý vị. Khi đọc đến đây. Quý vị đang muốn ngâm rượu để chưng bày hay muốn ngâm rượu để bồi bổ và tiếp đãi bạn bè. Nếu có ý định sưu tầm, sử dụng một trong 4 loại rượu ngon có tính phổ biến rộng rãi nhất quý vị vui lòng ngâm rượu rễ cây đinh lăng ( 4 loại ngon phổ biến nhất xếp theo thứ tự là: Ba Kích, Đinh Lăng, Chuối Hột, Táo Mèo.. rất phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay)
Ngâm rễ khô:
Màu trong hơn ngâm tươi, nhưng chất đậm hơn, vị ngọt hơn, thơm hơn ngâm tươi.
Ngâm rễ tươi:
Phải sao vàng thật kỹ, thì rượu mới ngon, không có vị nồng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ cho quý vị. Lời khuyên: Nên ngâm khô để bồi bổ và tiếp khách. Nếu kinh doanh nhà hàng nên ngâm tươi.
Một số tác dụng khác của cây đinh lăng trong dân gian?
Chữa chứng mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
Chữa sưng đau cơ khớp
Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.
Liên hệ mua Trà Đinh Lăng ở đâu?
Hiện nay với nhu cầu của thị trường cùng những tác dụng rất tốt từ đinh lăng, sadu đã sản xuất sản phẩm trà đinh lăng, giúp quý vị có được sản phẩm tiện lợi, mang đi mọi nơi sử dụng.
- Mua trà đinh lăng sadu xin gọi: 0972339095
- Website: cagaileosadu.com.vn
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá